[giaban]60.000[/giaban]
[giacu]70.000[/giacu]
[tomtat]
- Mua 20-99 SP giảm 5%
- Mua >100 SP giảm 10%
- Mua >1.000 giảm 15%[/tomtat]
[chitiet]
CHẾ PHẨM Ủ PHÂN TRICHODERMA .

Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phân hữu cơ rất phổ biến. phân hữu cơ làm đất tơi xốp, cây trồng dẽ hấp thụ, an toàn khi sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hạn chế sử dung thuốc bảo vệ thực vật. nguồn cung cấp phân hữu cơ là các loại phân có gốc động vật như : phân gia súc, phân xanh , rác, … 
Ngày nay, theo sự phát triển của khoa học, công nghệ sinh học, việc sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng sẽ giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất; phân giải nhanh các chất hữu cơ thành dạng dễ tiêu, cung cấp dinh dưỡng cho cây; phòng một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng, chất lượng phân cao hơn. Do vậy, những loại chế phẩm này được khuyến cáo sử dụng để tăng cường trong quá trình ủ phân. Trong quá trình Trồng và chăm sóc cây trồng , chế phẩm Trichoderma là một trong những sản phẩm khá quan trọng nhằm giúp phân hủy đất cũng như diệt nấm bệnh. Để giúp bà con nắm được yêu cầu và cách ủ phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma một cách hiệu quả, chúng tôi xin cung cấp những thông tin quan trọng dưới đây. 
*Nên làm phân ủ – Tại sao?
1. Đối với xác bã thực vật:  như vỏ cà phê, thân lá cây bắp, dây thanh long, rơm, gốc rạ,… Những thứ này chưa phải là phân bón, cần ủ với Trichoderma để chuyển hóa chất hữu cơ thành chất mùn mà cây hấp thu được, làm tăng độ tơi xốp cho đất để hệ rễ, củ phát triển.
Ở vùng trồng lúa, gốc rạ ngập trong bùn gây ra tình trạng ngộ độc hữu cơ cho đất, do chất khí độc sinh ra trong quá trình phân hủy gốc rạ. Các chất khí này có thể là mêtan, sunphua hydrô,…
Nhiều bà con tận dụng Vỏ cà phê để trồng cây với mục đích tăng độ tơi xốp. Tuy nhiên Vỏ cà phê tươi còn chứa nhiều chất đường, nông dân rải phủ vỏ cà phê lên bề mặt hố trồng làm cho cây cà phê, hồ tiêu dễ bị nhiễm bệnh, có thể chất đường có trong vỏ cà phê là môi trường thuận lợi và thức ăn cho các loài nấm hại phát triển mạnh ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng của cây trồng.
2. Đối với phân chuồng: Trong phân chuồng đã có sẵn vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Vi sinh vật này có trong đường ruột động vật và trong tự nhiên nhưng chúng hoạt động không mạnh. Vì vậy cần có thời gian lâu để ủ cho phân chuồng hoai mục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong phân chuồng cũng có chứa những mầm bệnh gây hại cho cây, hoặc mầm bệnh sẽ phát triển sau khi bón phân chuồng tươi vào đất. 
3. Trả lại cho đất các loại khoáng chất như đạm, lân, kal, manhê, đồng, sắt. kẽm, măngan… là những chất cây đã lấy đi của đất để nuôi cành lá, cho ra sản phẩm và trả lại trong xác bã thực vật, trong phân chuồng…

Thông thường, nông dân cần trộn thêm Urea, Lân và rỉ đường cùng với Tricho rồi ủ với xác bã thực vật hoặc phân chuồng trong khoảng 2 – 3 tháng.
Đây cũng là một trong những cách để nhân sinh khối của Trichoderma. Có thể trong đống ủ chưa đủ quân số men Tricho để phân hủy nhanh chất hữu cơ. Thêm rỉ mật chính là thêm thức ăn để men gia tăng nhanh quân số.
Trong loài Trichoderma koningii có dòng M6 và M8 phân hủy chất hữu cơ rất mạnh và dòng M32 và M35 có thể trừ được mầm bệnh tồn tại trong đống ủ. Một công đôi ba việc…
Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao, phân hữu cơ trước khi sử dụng phải được ủ hoại nếu không sẽ có tác dụng ngược lại vì phân tươi còn có những vi sinh vật gây hại làm xót cây, bỏng rễ, gây bệnh cho cây. Hơn nữa, hạt cỏ dại còn sống, sau đó nảy mầm và cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng . do đó, phân hữu cơ cần ủ hoại trước khi sử dụng
Để tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong phân và giảm thiểu vi sinh vật có hại trong đất, khi ủ phân cần bổ sung men vi sinh trichoderma.
Tác dụng của Trichoderma
+ Ngăn ngừa rất tốt các bệnh thối rễ, lở cổ rễ, thối thân, . . . cho tất cả các loại cây trồng.
+ Hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các loại bệnh do tuyến trùng hại rễ.
+ Đặc biệt còn tăng cường các vi sinh vật có ích và giảm thiểu các vi sinh vật gây hại như nấm : Rhizoctonia, Fusarium, Phytophtora, . . .ngoài ra, trochoderma còn phân hủy nhanh các chất xơ thành các chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho cây trồng.
* Cách ủ.
Các loại xác bã thực vật, phân chuồng, than bùn, rác… được gọi chung là chất ủ.
– Khuấy kỹ 1 kg Tricho vào phuy 200 lít nước, nếu được thì khuấy thêm vào 1 chai aminô 0,5 lít để bổ sung thức ăn cho men. Phuy men này vừa đủ để ủ cho khoảng 4 khối chất ủ. Có thể trộn thêm phân chuồng vào xác bã thực vật để ủ chung một lần. Khuấy đảo đều nước men trong phuy trước khi múc tưới lên chất ủ.
– Trải chất ủ lên nền xi măng hoặc lên bạt nhựa thanh lớp dày 20 cm, lấy nước men trong phuy tưới đều lên bề mặt chất ủ. Sau đó trải chồng tiếp 20 cm chất ủ lên lớp đầu tiên rồi tưới men. Làm tương tự như vậy cho đến khi hết khối chất ủ.
– Cào banh đống ủ ra, đảo trộn lại cho đều, tưới thêm nước sao cho khi nắm vắt chất ủ thấy nước rịn qua kẽ tay là vừa (đạt độ ẩm khoảng 60%). Sau đó vun chất ủ lại thành đống (như hình vẽ), tủ bạt để giữ ẩm.
– Khoảng 7 – 10 ngày sau, cào banh đống ủ ra, đảo trộn, tưới thêm nước như lần trước rồi vun thành đống, tủ bạt kín lại. Khoảng 20 – 25 ngày sau khi thấy chất ủ đã tơi rã thì có thể đưa đi bón cho cây.

ban-ve-dong-u-phan-vi-sinh
Bà con cũng có thể áp dụng phương pháp thứ 2 dưới đây:
1. Vật liệu ủ: Phân gia súc, gia cầm các loại; chất độn: rơm rạ, tro, trấu, lá thân cây phân xanh (lạc dại, cỏ stylo, các loại cây họ đậu đỗ,…).
–  Phân supe lân
– Chế phẩm Trichoderma
 2. Số lượng các vật liệu:
– Vật liệu ủ: 1 tấn phân gia súc, gia cầm các loại
– Phân supe lân: 30 kg
– Chế phẩm Trichoderma:  3 kg, nhiều hơn nếu sử dụng nhiều chất độn.
3. Cách tiến hành:
Các phế phụ phẩm trộn trực tiếp với men Trichoderma (1). Trộn men vi sinh với supe lân (2). Cho một lớp phân gia súc, gia cầm vào hố ủ dày khoảng 20cm. Rải một lớp hỗn hợp (2). Đến lớp (1). Rải một lớp hỗn hợp (2). Tiếp một lớp phân gia súc, gia cầm. Cứ làm tuần tự cho đến hết, đống phân cao khoảng 1-1,5m.
Tưới nước đủ ẩm cho đống phân, ẩm độ ủ phân phải đạt khoảng 50 – 55 % (dùng tay nắm hỗn hợp phân ủ, thấy nước vừa rịn kẽ tay là được). Có thể tưới bằng nước phân heo, nước ure (1 kg ure pha với 100 lít nước). Không nên để quá khô, cũng như quá ướt  làm chậm quá trình phát triển của nấm men. Không nên nén quá chặt sẽ làm hạn chế sự phát triển cuả nấm men, kéo dài thời gian ủ, chất lượng phân không tốt. Dùng bạt màu tối phủ kín đống phân che nắng, che mưa.  Sau 3-5 ngày nhiệt độ của đống phân sẽ tăng lên khoảng 70oC, làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như tiêu diệt các loại mầm bệnh có trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia súc. Sau đó, nhiệt độ hạ dần. Khoảng 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 – 40 ngày nữa là có thể sử dụng tốt cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu…
Chú ý, khi ủ phân bà con nông dân không nên dùng vôi, vì làm huỷ diệt các vi sinh vật trong phân, nên bón ngoài ruộng trước khi làm đất là tốt nhất.
Với cách làm như trên, bà con có thể tự mình sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh, mà giá thành lại rẻ. Có thể tiết kiệm chi phí từ 30-50% cho việc mua phân để bón lót. Hơn nữa việc sử dụng phân hữu cơ đã ủ với chế phẩm Trichoderma bón cho cây còn giúp làm phong phú hệ vi sinh vật có ích cho đất, phòng được một số bệnh cây do nấm gây ra, góp phần bền vững môi trường đất canh tác nông nghiệp./.


Phương pháp ủ thứ 3:
1/-Quy trình ủ phân :
–          Số lượng : 1 tấn phân thành phẩm.
–          Nguyên liệu
+ Phân chuồng ( phân heo, bò, gà, trâu, . . .) : 400 – 500kg
+ Xơ dừa, vỏ trấu, vỏ đậu hay các chất bã thực vật gồm : rơm rạ, lá cây, tốt nhất là các cây họ đậu, bèo, lục bình : 500 – 600kg. Tất cả băm nhuyễn dài 2- 3cm
+ Super lân : 30kg
+ Nước  : 150 – 200 lít (tùy chất độn khô hạn).
+ Men vi sinh vật trichoderma: 3 – 5kg (lượng men càng nhiều phân càng nhanh phân hủy).
+ Bạc phủ
2/- Kỹ thuật ủ phân:
– Tất cả các thành phần: phân chuồng + men vi sinh Trichoderma+ nước trộn đều đảm bảo hỗn hợp ủ đạt đủ độ ẩm 50-60% (dùng tay bốc lên,nắm chặt thấy nước rỉ ra là được).
– Đánh thành luống hình than cao khoảng 1,2 -1,5m
– Dùng bạc phủ kín tránh mưa nắng trực tiếp trực tiếp để đảm bảo độ ẩm, hạn chế mất đạm trong quá trình lên men vi sinh.
Lưu ý: nhiệt độ không khí càng cao, thời gian ủ càng ngắn. Ngược lại không khí lạnh và nước nhiều phân chậm phân hủy.

3/-Đảo trộn:
Sau thời gian ủ khoảng 7-10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng dần lên khoảng 40-500C. Nhiệt đô tăng cao nhất tại thời điểm ủ đạt đủ độ ẩm sau 25- 30 ngày, có thể tăng đến 50-600C. Lúc này phân cần được đảo trộn để tăng cường hoạt động của men vi sinh. Khi đảo trộn nếu thấy phân khô cần bổ sung thêm nước để đạt độ ẩm 50-60% là tốt. Sau 50- 60 ngày, nhiệt độ giảm dần xuống 300C. khi đó phân đã hoai, khối lượng giảm hơn so với lúc ban đầu.
4/-Sản phẩm sau khi ủ phân:
Sau khi ủ phân, tất cả nhiên liệu đả hoai, phân tơi xốp, chuyển sang màu nâu sẫm, không còn mùi hôi, không nóng, có thể sử dụng như phân hữu cơ vi sinh thích hợp cho tất cả các loại cây trồng như:dùng làm bầu ươm cây con,chất trồng cho hoa kiểng hoặc bổ sung phân bón khi thay chậu, thay đất cho các loại cây kiểng như mai vàng, bonsai, sứ đỏ, kiển lá màu…
Phân  có thể sử dụng chung với phân khoán vô cơ. Tuyệt đối không trộn trực tiếp với vôi bột vì vôi làm hủy diệt hệ lên men vi sinh.
*TƯỚI GỐC 
-Cây có múi (cam,quýt,chanh,bưởi...)Pha 1kg chế phẩm với 400l nước cho 200 gốc.

-Cây công nghiệp (cà phê,hồ tiêu...) Pha 1kg chế phẩm với 400l nước cho 200 gốc.
-Cây lúa,chanh dây,rau màu .Sử dụng 1kg chế phẩm pha với 1000l nước ,sử dụng cho 1000m2.
Bà con lưu ý:–  Việc ủ tro trấu (tro được đốt từ trấu) với Trichodema cần bổ sung thêm phân hữu cơ đã ủ hoai để nấm Trichodema có điều kiện phát triển dễ dàng hơn. Lưu ý khi ủ cần trộn đều các nguyên liệu, bổ sung nước để đạt độ ẩm 50 – 60 %, chú ý lớp ủ có độ cao vừa phải và có bạt che hoặc ủ vào trong các bao để nấm Trichoderma phát triển. Khoảng 15 – 20 ngày sau khi ủ có thể bón cho cây trồng.
– Chưa nên rắc vôi bột vào sau khi bón Trichoderma 10 ngày vì việc bón vôi vào đất có thể sẽ tiêu diệt nấm Trichoderma.
[/chitiet]
[kythuat][/kythuat]
[hot] Hot  [/hot]
[video][/video]
[danhgia][/danhgia]

0 nhận xét trên - Chế phẩm ủ phân sinh học TRICHODERMA (VIGAMI)-Dùng cho ủ phân và bón gốc.