[tintuc]
Cây cà rốt có tên khoa học là Daucus carota subsp sativus, là một loại cây có củ, thường có màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng hay tía. Phần ăn được của cà rốt là củ, thực chất là rễ chính của cây, trong đó chứa nhiều tiền tố của vitamin A tốt cho mắt.
Kỹ thuật trồng cây cà rốt cho năng suất cao trong ngày đông giá lạnh. Ảnh minh họa
Thời vụ gieo trồng
Cà rốt được gieo trồng từ tháng 8 đến đầu tháng 2 năm sau, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau và có thể phân ra thành 3 trà như sau:
– Trà sớm gieo hạt từ: đầu tháng 8-15/10, cho thu hoạch từ tháng 11
– Trà chính vụ gieo hạt từ: 16/10-15/12, thu hoạch xung quanh tết âm lịch
– Trà muộn gieo hạt từ: 16/12 đến 30/01 năm sau, thu hoạch đến tháng 5.
– Trà chính vụ gieo hạt từ: 16/10-15/12, thu hoạch xung quanh tết âm lịch
– Trà muộn gieo hạt từ: 16/12 đến 30/01 năm sau, thu hoạch đến tháng 5.
Kỹ thuật chọn giống
Có rất nhiều giống, nhưng trồng chủ yếu 2 giống cà rốt lai là Super VL-444 F1 và Ti-103. Giống này có thời gian sinh trưởng từ 100-130 ngày. Năng suất trung bình đạt 1,5 tấn/sào, cao hơn có thể đạt 3 tấn/sào.
Kỹ thuật làm đất trồng cà rốt
Nên chọn đất bãi bồi ven sông là đất thịt nhẹ, đất cát pha hoặc đất phù sa để trồng cà rốt là tốt nhất. Đất phải được dọn sạch cỏ dại, sau đó cày bừa kỹ, phay nhỏ, san phẳng rồi lên luống. Chiều rộng của luống từ 85-90cm (trà sớm) và 80-85cm (trà chính vụ và trà muộn); độ cao 20-25cm; rãnh rộng 25-30cm.
Sau khi san phẳng mặt luống, kẻ 3 hàng trên mặt luống theo chiều dọc và sâu khoảng 5cm, hàng cách hàng từ 13-15 cm. (Nếu gieo bằng máy thì máy tự kẻ hàng).
Sau khi san phẳng mặt luống, kẻ 3 hàng trên mặt luống theo chiều dọc và sâu khoảng 5cm, hàng cách hàng từ 13-15 cm. (Nếu gieo bằng máy thì máy tự kẻ hàng).
Kỹ thuật gieo hạt
Trà vụ sớm gieo từ: 100-120g/sào; chính vụ: 100g/sào; vụ muộn: 70-90g/sào;
Ngâm hạt trong nước khoảng 8-10 tiếng, sau đó đem ủ 1-3 ngày. Ủ hạt nên áp dụng ở vụ muộn do nhiệt độ thấp nên hạt rất khó nở; để hạt nhanh nở có thể vùi hạt trong tro ấm hoặc để cạnh bếp. Có thể ủ 5-7 ngày khi hạt nhú rễ. Trước khi đem gieo, gạt hạt cho gần khô sau đó trộn hạt với đất bột trắng hoặc vôi bột để dễ nhận biết khi gieo hạt.
Ngâm hạt trong nước khoảng 8-10 tiếng, sau đó đem ủ 1-3 ngày. Ủ hạt nên áp dụng ở vụ muộn do nhiệt độ thấp nên hạt rất khó nở; để hạt nhanh nở có thể vùi hạt trong tro ấm hoặc để cạnh bếp. Có thể ủ 5-7 ngày khi hạt nhú rễ. Trước khi đem gieo, gạt hạt cho gần khô sau đó trộn hạt với đất bột trắng hoặc vôi bột để dễ nhận biết khi gieo hạt.
Hạt có thể gieo bằng máy hoặc gieo bằng tay, gieo theo kiểu bỏ hốc, hốc cách hốc là 3cm; mỗi hốc 1-2 hạt. Nếu gieo bằng máy thì không nên ủ hạt có rễ dài, vì như vậy hạt sẽ xuống không đều.
Nên trộn chung với cát sạch hoặc tro bếp để gieo cho đều sau khi đã làm đất. Gieo xong phủ rơm hoặc cỏ khô hoặc lưới nylon 1x1 mm, tưới ẩm mỗi ngày.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà rốt
Khi cây mọc đều, tỉa bỏ những cây yếu, còi cọc hoặc mọc quá dày. Trước khi bón thúc lần 3 (hoặc lần cuối trong mùa mưa), tỉa định cây (kết hợp nhổ cỏ) với khoảng cách 20x20cm vào mùa mưa, 20x15cm vào mùa khô.
Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
Nếu gieo vào mùa mưa không cần tưới nước, nhưng gieo vào mùa nắng tưới 2 lần/ngày cho tới khi mọc đều, sau đó tùy độ ẩm đất mà tưới cho thích hợp đảm bảo đủ lượng nước cho cây.
Làm cỏ: Cà rốt yêu cầu ánh sáng dài ngày, vì vậy nên làm sạch cỏ luống để tập trung ánh sáng cho cây.
Kỹ thuật bón phân cho cây cà rốt
Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau.
- Phân chuồng hoai: 40 m3; Vôi: 800-1.000 kg; hữu cơ vi sinh: 1.000 kg.
- Phân hóa học (lượng nguyên chất): 150 kg N, 150 kg P2O5, 240 K2O.
Phòng trừ sâu bệnh cho cà rốt
Có sâu xám sử dụng thuốc như như Abamectin, Cypermethrin để phòng trừ, với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Sâu khoang thì vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng, dùng bả chua ngọt để bắt bướm, ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở.
Rệp muội phòng bằng cách tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô. Có thể sử dụng một số hoạt chất Thiamethoxam, Imidacloprid để phòng trừ.
Bệnh đốm vòng nên xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng 500C trong khoảng 30 phút. Sử dụng hoạt chất Chitosan 2% + Oligo- Alginate 10% (2S Sea & See 12WP), Oligo-Alginate (M.A Maral 10SL) để phòng trừ.
Bệnh thối nhũn cần phải thu gom tiêu hủy sớm cây bị bệnh. Sử dụng hoạt chất Trichoderma spp + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1 (Fulhumaxin 5.65SC) để phòng trừ.
Áp dụng kỹ thuật trồng cây cà rốt sẽ cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ảnh minh họa
Bệnh cháy lá (vào giai đoạn 45-50 ngày SKT) sử dụng thuốc Bordeaux (50gr CuSO4 + 50gr vôi nhão) hoặc Derosal 20cc/10lít.
Bệnh thối đen do nấm Alternaria radicirima gây ra và bệnh thối khô do nấm Pronarostrupii sp gây ra. Các loài nấm này hại cả thân, lá và củ.
Thực hiện phòng trừ bằng các loại thuốc như Plant 50WP (20-30g/10 lít nước), Derosal 50SC (15-20ml/10 lít nước); Kocide 53,8DF (20g/10 lít nước), Cuproxate 345SC (20-25ml/10 lít nước).
Thu hoạch và bảo quản cà rốt
Khi lá chân ngả vàng, lá non ngừng sinh trưởng thì tiến hành thu hoạch. Không nên để quá già, chất lượng sản phẩm giảm. Hạn chế tối đa làm xây sát củ. Phân loại, đóng gói bao bì, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.
Nếu cần mẫu mã đẹp, ngay khi thu hoạch chọn củ đẹp, rửa sạch đất bằng cách xịt nước máy, xử lý 1 phút trong dung dịch calcium hypochlorite 1% hoặc nước vôi 2% đã lọc trong. Rửa lại bằng nước sạch. Tránh làm xây sát củ trong quá trình xử lý, hong thật khô da trước khi đóng gói bao.
[/tintuc]