[tintuc]

13 12141110 15
Để trồng và chăm được 1 giò lan sống thì không khó, nhưng để lan sinh trưởng phát triển tốt và ra được hoa thì phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó TIỂU KHÍ HẬU của vườn lan cực kỳ quan trọng.
Khí hậu bao gồm các yếu tố Nhiệt Độ, Độ Ẩm, Lượng Mưa, Áp Suất…
Cách đơn giản nhất là chúng ta BẮT CHƯỚC THIÊN NHIÊN.
Khoa học kỹ thuật thế giới cũng nhờ những công trình bắt chước, mô phỏng thiên nhiên mà cho chúng ta có cuộc sống như hôm nay, ví dụ như máy bay, tàu ngầm mô phỏng chim cá, bê tông cốt thép mô phỏng chiếc lá….
Cá nhân tôi có may mắn được đi nhiều nơi, ở nhiều chỗ, nhưng nơi tôi thích sống nhất vẫn là nơi tôi lớn lên, nơi đó tôi gắn liền với rừng núi và cây cối. Tôi cũng rất nhiều lần đi tìm lan trong rừng, lang thang tìm kiếm và suy ngẫm. Tôi thấy rằng, trong rừng PHONG LAN thường sống trên các cây sống (chứ không phải gỗ mục như 1 vài thím nghĩ, giống như nghé lớn lên thành trâu chứ không phải thành con bò) (Thân em như hạt mưa xa/ Hạt rơi xuống giếng hạt ra ngoài đồng, vì thế ý trên các bác lưu ý là THƯỜNG THƯỜNG chứ không phải tất cả). Phong lan bám trên cây rất là chắc chắn, bụi nào bám càng chắc thì phát triển càng tốt. Và môi trường sống của chúng rất THOÁNG, không phải là chui rúc trong bụi đâu nhé! Ở giàn nhà các bác treo 1 mét vuông được 4-6 giò với chục kilogam thì trong rừng, em nó được thả hồn với hàng chục, thậm chí hàng trăm mét vuông không gian lận. Vì thế đừng thắc mắc vì sao trong rừng không phải thuốc thang gì mà lan vẫn lên ào ào, còn trong vườn chúng ta thì hơi tí là hắt hơi xổ giun…
Phong lan chịu mưa, chịu hạn trong rừng, không cần phân vẫn lên xanh um, không cần tưới vẫn tươi roi rói là vì sao?
Tôi khẳng định với các bác rằng nước mưa ngày xưa khác nước mưa ngày nay, và mưa trong rừng khác nước mưa tại khu dân cư. CHÚNG TA đốt rác, ta đổ xăng cho xe chạy, nhà máy…. đã làm cho nước mưa bây giờ trở thành axit loãng.
Xưa các cụ hứng mưa nấu trà, hứng mưa tưới lan… giờ thì thôi, cho em xin. Trong vài cuốn sách nói tưới lan bằng nước mưa là tốt nhất, cũng cho em xin luôn! Đọc tài liệu là để HIỂU và VẬN DỤNG, đừng đọc tài liệu là để BIẾT, VỨT ĐÓ và tìm cách ném đá chủ thớt. Vì thế khi mùa mưa tới, các bác nên dùng nước vôi trong tưới cả vườn lan để trung hòa bớt axit và sát trùng cho các em nhé! (Lưu ý là nước mưa đầu mùa và nước mưa của những cơn mưa ngắn bất chợt, chúng ta nên rửa lại lan. Còn nước mưa giữa mùa và cuối mùa thì tốt hơn, an toàn hơn. Tuy nhiên nếu lấy nước mưa tưới lan thì vẫn nên hứng vào rồi để 1 vài ngày mới dùng thì tốt hơn)
Sao lan trong rừng không cần tưới? THƯỜNG THÌ mùa sinh trưởng trùng với mùa mưa (Nam), mùa hè và thu (Bắc), vì thế nước mưa là đủ rồi. Còn mùa khô (Đông, Xuân) ít mưa, lại trùng mùa các em ngủ, cần cũng ít nước. Và quan trọng là môi trường trong rừng độ ẩm cao và mát mẻ lan không sợ bị thoát hơi nước qua thân mà chết khô. Bên cạnh đó, rễ lan bám vào cây tươi, mà bản thân cây tươi lại bốc hơi nước qua thân, nhân thể đó lan hút luôn. Tôi đã thử và thấy rằng ghép lan vào GỖ TƯƠI, tốc độ phát bộ rễ và hồi cây nhanh hơn khoảng 20-30% khi ghép gỗ khô. Nếu bác ghép lan lên cây còn đang sống, được thế thì còn gì bằng.
Còn về bón phân thì thực ra lớp tảo, địa y và rong rêu chết của mùa trước bị phân hủy chính là phân cho lan trong mùa sinh trưởng này, ngoài ra còn chất dinh dưỡng từ nước mưa, phân chim, xác con trùng chết…. Một điều quan trọng nữa là lan trong rừng được mang về nhà, chăm đúng kỹ thuật thì lan nhà luôn TO CAO đẹp giai xinh gái hơn trong rừng. Vì thế mấy thím không bao giờ thò chân vào rừng thì đừng phán linh tinh không cần phân thuốc hay tưới cho lan nhé!
Lan man quá! Vấn đề chính là chúng ta cần cải tạo vườn mình trở thành 1 khu rừng thu nhỏ, đảm bảo ẨM mà KHÔNG SŨNG, THOÁNG mà KHÔNG TRỐNG, mùa nóng thì vườn mát, mà mùa lạnh thì vườn ấm. Đón chào nắng đông, né tránh nắng tây.
Có những thứ khoa học không chứng minh được, cá nhân tôi thì vẫn còn nghèo ngôn từ nên không phân tích ra được, nói nôm na là bước chân vào 1 nhà hay vườn nào đó, cảm giác thật dễ chịu, khoan khoái, mát mẻ, trong lành. Đó là chuẩn!
Bước chân vào chỗ nào thấy khó chịu, chói mắt, bực bội, ức chế… chỗ đó phải cải tạo hoặc vứt đi.
Các bác nên trồng xung quanh vườn, đặc biệt là trên sân thượng 3 hướng Tây, Nam, Bắc các chậu cây Trúc Quân Tử, Phát Tài, Thiết Mộc Lan, Cau Vàng…. Khi trời nắng nóng, nó sẽ giúp cho bớt ánh nắng là gục ngọn chín cây, nó sẽ thoát hơi nước qua lá làm mát không khí và thải ra khí Oxi. Thay vì trời nắng nóng các bác tưới nền để tạo độ ẩm với hơi nước nóng từ nền xi măng bốc lên để các bác có món LAN HẤP CÁCH THỦY thêm chén mắm là ổn. Thì các bác tưới thật đẫm, thật sũng vào hàng rào cây của mình, các bác có thể mang võng xếp Duy Lợi lên sân thượng nằm ngủ trưa.
5 6
8
Tôi tư vấn các bác 3 loại cây trên vì lý do sau: Không chiếm nhiều diện tích rộng vì nó mọc thẳng đứng lên cao. Không rụng lá theo mùa để phải quét dọn khổ sở. Siêu chịu úng và siêu chịu hạn. Lại rẻ tiền, nhà tôi có nhiều, mà chủ yếu là đi xin được.
Mấy loại cây này chỉ cần đất xốp và phân chuồng thì lên tốt cứ như GÁI PHẢI HƠI GIAI (Như thài lài phải c*t cờ hó) (Theo các cụ trong ca dao Việt Nam, Thài Lài 1 loại cỏ rất thích ấy cờ hó). Các cụ nhà ta thật THÂM THÚY.
Còn nhiều loại cây khác cũng được như Hoa giấy, Xanh, Si, Đa… nhưng chiếm diện tích nên các bác cân nhắc.
Ngoài ra thì trong hình tôi có đề cập tới BÁN THỦY CANH, nghĩa là 1 nửa giá thể trong nước, 1 nửa không. Bên cạnh đó cũng có cách làm của nước ngoài, họ dùng cơ chế hút nước của bấc đèn để trồng lan. Xem hình và soi cho kỹ giùm em.
4321
Tóm lại là khi các bác có TIỂU KHÍ HẬU phù hợp cho lan, thì trồng lan trên bất cứ giá thể gì phi kim đều được hết.
Tưởng là ngắn, giựt cái sờ ta tít GIÁ THỂ TỐT NHẤT…. hẹn các bác bài sau.
Các bác nhớ CHIA SẺ để làm tài liệu tham khảo nhé!
7
Nguyễn Ngọc Hà — Đức Trọng, Lâm Đồng [/tintuc]

0 nhận xét trên - Bài 11: Tiểu khí hậu cho lan, giá thể nào tốt nhất? (Phần 1) – Nguyễn Ngọc Hà