[giaban][/giaban]
[giacu][/giacu]
[tomtat]
- Mua 20-99 SP giảm 5%
- Mua >100 SP giảm 10%
- Mua >1.000 giảm 15%[/tomtat]
[chitiet]
Trong mỗi bữa ăn của gia đình bạn không thể thiếu thứ rau thơm này nhưng bạn biết được những gì từ chúng?
hãy xem nhé!

Thành phần hóa học và dinh dưỡng

+Thành phần hương vị chính
Hành hương có đặc trưng rất nổi bật: có mùi và vị rất hăng. Đó là do trong hành có chứa allyl propyl disulphide (gồm tinh dầu và hợp chất lưu huỳnh). Tinh dầu dễ bay hơi này là thủ phạm chính gây kích ứng và chảy nước mắt khi tiếp xúc với hành sống.
Nếu ăn hành lá còn sống, tinh dầu sẽ được bài tiết qua phổi và nước bọt, làm hơi thở có mùi đặc biệt. Điều này không còn là vấn đề nếu như ăn hành đã được nấu chín vì tinh dầu đã bị bay hơi hết khi đun nóng.
Lá và củ hành hương chứa hợp chất lưu huỳnh (tinh dầu) như hành tỏi nhưng đặc biệt hơn là có metylpentydisulfid, pentyhyđrodisulfid, nhiều silicium, lá hành hương có nhiều tiền vitamin A, B, C.
Từ quan điểm hóa học mà nói, mùi vị của hành hương trung gian giữa củ hành với tỏi tây (poireau).

Hành hương có chất dẩn xuất từ propyl cystéin (đây là đặc tính của tỏi tây poireau) và chất propényl cystéin sulfoxyde (đặc tính của hành tây), đó là những chất dể bay hơi.
Những chất alkyl-sulfoxydes là những sản phẩm thoái hóa của acides amines không protéin của nhóm S-alk(én)yl-cystéines.
Khi những tế bào bị tổn thương, những acides amines tự suy thoái, dưới tác động của phân hóa tố aliinase, bằng chất acides sulfénique phản ứng rất cao, ammoniaque và pyruvate.
Những acides sulfénique sau đó phản ứng với những chất khác để tạo thành các disulfures khác nhau.
Một tỹ lệ cao của đường glucides dự trữ là những thành phần của đường và oligosaccharides.
Ngoài đường glucose, fructose, saccharose, người ta còn tìm thấy các loại đường khác như: maltose, rhamnose, galactose, arabinose, mannose và xylose.
Hàm lượng chất đường và chất đạm được tăng lên ở những cây phát triển ở nhiệt độ thấp, qua đó mà đã nâng cao phẩm chất thực phẩm.
+Thành phần dinh dưỡng
Theo nguồn phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì trong 100 gram lá hành tươi có chứa:

Giá trị dinh dưỡng của 100 g lá hành tươi
Năng lượng
142 kJ (34 kcal)
Nước
90,5 g
Carbohydrate
6,5 g
- Đường
2,18 g
- Chất xơ thực phẩm
2,4 g
Chất béo
0,4 g
Protein
1,9 g
Vitamin A
1160 IU
Thiamine (vit. B1)
0,05 mg (4%)
Riboflavin (vit. B2)
0,09 mg (8%)
Niacin (vit. B3)
0,4 mg (3%)
Axit pantothenic (B5)
0,169 mg (3%)
Vitamin B6
0,072 mg (6%)
Folate (vit. B9)
16 mg (4%)
Vitamin C
27 mg (33%)
Vitamin E
0,51 mg (3%)
Vitamin K
193,4 mg (184%)
Canxi
52 mg (5%)
Sắt
1,22 mg (9%)
Magiê
23 mg (6%)
Mangan
0,137 mg (7%)
Phốt pho
49 mg (7%)
Kali
212 mg (5%)
Natri
17 mg (1%)
Kem
0,52 mg (5%)
Tỷ lệ phần trăm được khuyến nghị của Mỹ cho người lớn. 
NguồnCơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA


Một số bài thuốc đông y từ cây hành ta

a-Một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh có hành
Bài 1: Cháo hành giải cảm: hành hương xắt nhuyển; gừng tươi 3 lát giả nhỏ. Hai thứ cho vào tô, đổ cháo trắng đang sôi vào khuấy đều, thêm đường, muối tùy ý. Cho ăn nóng. Dùng cho bệnh nhân ngoại cảm phong hàn, đau bụng nôn ói...
Bài 2: Thông tiêu ẩm: hành hương 20g xắt nhuyển, gừng tươi 10g, bột tiêu 3g. Tất cả giã nát, cho nước sôi pha hãm; cho uống. Dùng cho các trường hợp đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong.
Bài 3: Thông xị thang: hành tươi cả rễ 30g, gừng tươi 8g, đạm đậu xị 12g, rượu nhạt (hoàng tửu) 30ml. Hành đem rửa sạch thái lát, gừng đập giập; cho cả 3 vị thuốc vào nồi, thêm 0,5 lít nước, đun sôi, cho tiếp rượu vào, khuấy đều, gạn lấy nước thuốc; uống nóng làm vã mồ hôi. Dùng các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau tức vùng ngực không có mồ hôi, kinh gió sợ lạnh kèm theo đau bụng buồn nôn, tiêu chảy.

b-Một số bài thuốc Đông y từ cây hành ta
+Theo y học cổ truyền Việt Nam
1-Trừ giun đũa: Hành hương (cả củ và lá) 30 g, rửa sạch, thái nhỏ, sao qua với dầu hạt cải (đốt to lửa, sao nhanh, không cho thêm nước và muối), cho trẻ ăn vào sáng sớm lúc vừa ngủ dậy. Khoảng 2 giờ sau có thể ăn uống bình thường. Ăn liên tục trong 3 ngày, có tác dụng trừ giun, không độc hại. (Theo ykhoa.net).
2-Chữa tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30g giã nát, trộn với 30g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2 - 3 lần.
3-Chữa giun chui ống mật: Hành tươi giã nát, ép lấy 30 g nước cốt, dầu trà 30 g (có thể thay bằng dầu lạc hoặc dầu vừng), 2 thứ trộn đều để uống. Cũng có thể để uống riêng từng thứ cách nhau vài phút. (Theo ykhoa.net).
4-Chữa bệnh tê thấp: Cho muối vào hành hương, thêm ít tương đậu nành, xào với dầu thực vật để ăn. (Theo www.thuocdongduoc.vn).
5-Chữa rôm sảy: Lấy một cây hành giã nát, trộn đều với dấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy. (Theo ykhoa.net).
6-Chữa Eczema, phát ban, loét ở chân: Hành tươi giã nát, cho nước đun sôi để rửa các phần đau, tuỳ theo kích thước của phần nhiễm bệnh mà dùng lượng hành nhiều hay ít. (Theo www.thuocdongduoc.vn).
7- Chữa trúng gió ngất xỉu: Lấy 3 cây hành trắng rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa với nước tiểu trẻ trai (7-10 tuổi) rồi đổ cho bệnh nhân uống. (Theo ykhoa.net).
8- Chữa bí tiểu tiện: Lấy 4-5 cây hành trắng rửa sạch, giã nát cả lá lẫn củ, nhào với mật ong rồi đắp lên 2 ngọc hành, rất công hiệu. (Theo ykhoa.net).
9- Chữa viêm mũi: Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi. (Theo kinh nghiệm dân gian).
10- Chữa cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ). (Theo kinh nghiệm dân gian).
Chú ý! Hành có tác dụng phát tán. Vì vậy, việc dùng quá nhiều và trong thời gian quá dài sẽ gây hại cho cơ thể.

+Theo Trung y:
11-Trị vú sưng đỏ: Nấu lấy 1 chén nước hành hương, uống nóng là tan. (Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
12-Trị bị vết thương do té ngã, máu ra nhiều, đau đớn: Lấy hành hương cả củ lẫn lá, gĩa nát, sao nóng để ấm, đắp chỗ bị thương, nguội thì lại thay lớp mới cho nóng, dần dần sẽ khỏi đau lại không có dấu vết để lại (Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
13-Trị bị ngã sưng đầu, gẫy xương: Lấy thân lá hành hương gĩa nát, hòa với mật ong đắp vào vết thương sẽ mau khỏi (Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
14-Trị tiểu bí, bàng quang tức trướng: Hành hương 3 cân, gĩa nát, xào cho nóng lên, bọc vào khăn, chia làm 2 gói, chườm vào vùng bụng dưới. Khi khí của hành thấm vào được bên trong thì tiểu được ngay (Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
15-Trị đàn bà có thai bị cảm phong, ho, khó thở: Nấu hành hương với trần bì (vỏ quít) để uống mới chóng khỏi. (Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Ghi chú! Tháng Giêng mà ăn hành sống nhiều sẽ làm cho da mặt nổi mụn giống như chứng du phong (Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển
[/chitiet] 
[kythuat]Nhập nội dung - Xuất hiện trong tab Bảng giá[/kythuat]
[hot] Giảm -36% [/hot][video]Nhập nội dung - Xuất hiện trong tab Hình Ảnh[/video][danhgia]Nhập nội dung - Xuất hiện trong tab Đánh Giá[/danhgia]

0 nhận xét trên - HÀNH GIỐNG CAO SẢN