[giaban]25,000 đ[/giaban][giacu]30,000 đ[/giacu] [tomtat]
- Giao hàng toàn quốc
Chằng cần khí hậu lạnh bạn mới có thể trồng dâu tây, giờ đây với những tiến bộ trong khoa học nông nghiệp, người ta đã tạo ra nhiều giống dâu tây trồng suốt quanh năm. Loại dâu tây chịu nhiệt dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng trồng và chăm sóc ngay cả khi nơi bạn sống được cho là không phù hợp với đặc điểm sinh học của cây dâu tây.
1. Hạt giống dâu tây đỏ chịu nhiệt ( quả dài)
- Số lượng hạt: 50
- Nguồn gốc: Russia (Nga)
- Tỉ lệ nảy mầm: 80 %
2. Kỹ thuật gieo hạt giống dâu tây
- Làm đất: để cây dâu tây sinh trưởng tốt bạn nên gieo trồng trong đất có thịt nhẹ, thoát nước tốt, tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng. Đất gieo trồng cần được trộn thêm xơ dừa hoặc là cho thêm tro trấu để tăng cường chất dinh dưỡng, giúp cho cây lên nhanh.
- Chậu: cây dâu tây thường được trồng trong chậu nhựa, bạn có thể lựa chọn chậu có dáng tròn được làm bằng đất nung hoặc nhựa, gỗ. Điều này khi quả được mọc lên sẽ sạch và to tròn, khoe vẻ đẹp của quả.
- Gieo hạt: bạn tiến hành gieo hạt dâu tây xuống dưới đất, khoảng cách giữa các hạt là khoảng 20 cm, sau khi được rồi thì lấp một lớp đất mỏng lên phía trên, rồi tưới nước cho đất ẩm, hạt nhanh này mầm.
3. Kỹ thuật chăm sóc dâu tây
- Tưới nước: khi mới gieo hạt thì cần tưới nước hàng ngày để hạt nhanh nảy mầm, thời gian này bạn không nên tưới quá nhiều và nên dùng bình phun để tưới nước để rễ cây được giữ chắc. Khi cây chắc khỏe thì bạn cũng hãy thật nhẹ nhàng khi tưới cây. Nên tưới nước vào buổi sáng và buổi chiều để cây được cung cấp độ ẩm. Không nên tưới vào thời gian quá tối vì cây sẽ nhanh ủ bệnh gây ra chết cây.
- Chuyển cây vào chậu: khi cây đã ra khoảng 3- 4 lá thì bạn nên chuyển cây vào chậu, thời gian này nên chăm sóc cây cẩn thận để cây nhanh thích nghi khi được trồng ở chậu. Không nên để dưới trời nắng to và nên che chắn và để nơi râm mát. Dâu tây chịu nhiệt ưa ánh sáng, cho nên khi cây đã khỏe thì nên treo lên hoặc để những nơi có ánh sáng mặt trời. Lưu ý là nên để cây ở nơi mát, ánh sáng không quá gắt, đặc biệt là không nên để bóng đèn chiếu vào cây vào ban đêm vì cây có thể phát triển xanh tốt nhưng không ra nhiều quả.
- Thời kỳ ra hoa đầu tiên, bạn không nên để cho ra quả luôn mà nên ngắt bỏ, để vụ hoa lần sau quả sẽ to và đẹp hơn. Mỗi cây dâu tây bốn mùa chỉ nên để lại khoảng 4 quả để cây tập trung dinh dưỡng.
- Phòng trừ sâu bệnh: cây dâu tây hay mắc những bệnh như kiến, nấm, vi khuẩn, héo và vàng lá. Cho nên cần theo dõi thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh. Cần loại bỏ những lá vàng, cây héo để không bị lây sang những cành khác.
- Bón phân: phân chuồng đã qua hoai mục được trộn với đất, nên chọn phân không tan nhanh để cây không bị sốc. Thời kỳ cây phát triển thì nên bón thêm phân vi lượng cho cây, bạn có thể lựa chọn phân NPK hoặc phân đầu để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây.
4. Thu hoạch dâu tây chịu nhiệt
Khi quả chín chuyển màu đỏ, mọng đều thì bạn tiến hành thu hoạch dâu tây. Loại quả này có thể ăn tươi luôn hoặc để đắp mặt nạ làm đẹp da. Bạn cũng có thể làm sinh tố dâu tây để có được những cốc sinh tố mát lạnh mùa hè.
Dâu tây bốn mùa không khó trồng, chỉ cần bạn lưu ý về kỹ thuật thì cây sẽ nhanh phát triển và cho những quả ngon đẹp. Nhưng quan trọng nhất là bạn nên tìm đến https://vuonxanhgialai.blogspot.com để mua được những hạt giống dâu tây chịu nhiệt có khả năng thích nghi tốt trong mọi điều kiện thời tiết
Quý khách có thể gọi điện về cho chúng tôi qua số 0916276029 để được tư vấn và mua hàng của chúng tôi.