[tintuc]

Cách trồng dưa chuột bao tử trong thùng xốp

Cách trồng dưa chuột bao tử tại nhà đơn giản mà có thể thu hoạch tới 30 trái / cây.
Dưa chuột bao tử là một trong những loại quả giàu chất dinh dưỡng, vừa làm rau vừa là thứ trái cây ngon miệng. Tuy nhiên, dưa chuột bao tử là 1 trong những loại quả bị sâu bệnh tấn công mạnh nhất. Bởi vậy nó sẽ bị phun nhiều thuốc sâu, chưa kể đến đến thuốc kích thích cho quả chóng lớn, lại là giống cho thu hoạch quả liên tục nên cách ly thuốc là điều không thể.
Vậy nên trồng dưa chuột bao tử tại nhà để thưởng thức là 1 điều nên làm.

Cách trồng dưa chuột bao tử tại nhà hiệu quả

1.Chuẩn bị để trồng dưa chuột bao tử

Hạt giống dưa chuột bao tử/cây giống: bạn nên lựa chọn giống cây thuần chủng (loại F1)
Thùng xốp, chậu, thùng nhựa để trồng cây đủ để giữ nước cho cây ( 0,5l – 1l/cây/ngày) tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý thoát nước tốt nhé.
Những dụng cụ trồng cây: xẻng, gang tay, dây sắt và tre để làm giàn.

2.Trồng dưa chuột bao tử vào thời điểm nào ?

Dưa bao tử có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời tiết mát mẻ, đủ ánh sáng thì cây sẽ phát triển tốt nhất.

3.Lựa chọn đất trồng:

Lựa chọn đất trồng giàu chất dinh dưỡng
Trồng trong chậu: Trộn 5 phần đất, 3 phần giá thể ( xơ dừa, trấu tươi, trấu hun ) và 2 phần phân hữu cơ. Nên có trấu hun để bổ sung kali giúp dưa sai quả, đều quả.
Tiếp theo bổ sung 20 gr phân lân, 20gr NPK, 50 gr vôi, 20 gr hữu cơ vi sinh vào mỗi chậu/ thùng.
Tham khảo thêm cách làm đất

4. Cách chăm sóc dưa chuột bao tử

a.Các cách làm giàn cho dưa chuột leo:

Dưa chuột leo giàn cho quả sai hơn,giúp cây khô thoáng tránh nấm bệnh.
  • Cắm dóc hình chữ A , xếp chậu theo 2 hàng và cắm dóc theo hình chữ A, mỗi gốc 1 cây dóc.
  • Làm giàn lưới cho dưa leo, cần có 2 trụ để căng lưới 2 đầu luống dưa. Nên làm giàn thẳng hoặc hơi dốc
  • Cách đơn giản nhất, buộc 1 sợ dây nilong từ trên cắm xuống gần gốc cây, cây lên đến đâu quấn ngọn vào dây tới đó.

b.Thụ phấn cho dưa chuột

Giống dưa chuột bao tử thường là lưỡng tính nên không cần quan tâm việc thụ phấn.

c. Chế độ tưới cho dưa chuột

Bạn không để cho cây bị khô hạn hay thiếu nước tưới, nhất là trong giai đoạn cây dưa leo trong thời kỳ trổ hoa. Trong giai đoạn này cây đã khá cứng cáp (không bị chết khi tưới nước quá nhiều). Do vậy bạn nên sử dụng loại chậu có hệ thống thoát nước hợp lý, khoa học.
Nhớ là luôn cung cấp đủ nước cho cây trong mọi giai đoạn. Tưới nhỏ giọt là chế độ tưới tốt nhất cho dưa chuột.

d. Bón phân

  • Bón lót nhiều phân hữu cơ và 1 chút lân hoặc NPK.
  • Khi cây có 4 lá thật : Bón thúc,  pha 1 chén đạm cùng 1 chén kali cho 10 thùng đất ~ 40 lít/thùng . Nhớ là bón cách xa gốc nhé.
  • Khi cây được 10-12 lá thật : Bón gấp đôi lượng trên
  • Khi cây bắt đầu có hoa tốt nhất không nên bón thêm gì nữa, tưới đủ nước là ổn.
  • Sau mỗi lần thu hoạch quả , bón thêm phân hữu cơ pha loãng. Hoặc tưới đạm + kali + lân thật loãng , nếu có dung dịch thủy canh thì tốt hơn.
  • Khi cây đã hết các loạt quả, nhìn tưởng chừng như đã cỗi, bạn đừng vội mà nhổ bỏ. Khi này bón thêm NPK ( đạm , lân , kali ) đậm chút, sẽ giúp cây hồi sinh và ra quả sai gấp 2 lứa đầu.

e.Thu hoạch

Đối với dưa chuột bao tử khi bạn càng thu hoạch nhiều thì cây càng phát triển nhanh hơn.
Thời điểm phù hợp nhất để thu hoạch dưa leo là khi quả dưa có kích thước vừa phải (đầu quả con cánh hoa chưa rụng, vỏ xanh mượt, vẫn còn lớp phấn trắng) hoặc có chiều dài vừa phải (khoảng 15cm), như thế sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển hơn nữa.[/tintuc]

0 nhận xét trên - Cách trồng dưa chuột bao tử